Bạn là người kinh doanh online với mong muốn tìm một kênh bán hàng hiệu quả? Bạn đang chán ngấy việc spam trên profile cá nhân và các group Facebook?
Không cần tìm đâu xa, website chính là lựa chọn tối ưu mà bạn nên cân nhắc và xây dựng ngay lúc này.
Việc sở hữu được một website bán hàng, không những giúp bạn quảng bá sản phẩm hiệu quả và gia tăng thêm nhiều đơn hàng. Mà nó còn hoạt động hoàn toàn tự động, giúp bạn tiết kiệm công sức tối đa trong việc bán hàng online.
Trong bài viết này, tôi sẽ cùng bạn xây dựng một website (Shop online), với chi phí siêu rẻ (chỉ khoảng 250k/năm).
Bạn chỉ việc thực hiện theo các bước đầy đủ, trong hướng dẫn làm website bán hàng bằng wordpress từ A đến Z của ngay sau đây.
Hướng dẫn tạo website bán hàng với Woocommerce và WordPress
Đa số mọi người đều đắn đo và lo lắng khi nghĩ tới việc tự mình tạo ra một website. Bởi phần lớn chúng ta đều không có chuyên môn về lập trình và IT… Vậy làm sao để tự thân làm được việc khó khăn này?
Bạn đừng quá bận tâm về điều đó. Mình sẽ giúp bạn xây dựng được một website bán hàng online rất dễ dàng. Chỉ cần những thao tác cực kỳ đơn giản với trình dựng website WordPress và plugin Woocommerce.
Tại sao nên xây dựng website bán hàng với WordPress và Woocommerce?
WordPress: Là nền tảng phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới trong việc xây dựng một website. Với tính năng mạnh mẽ, nó sẽ giúp bạn có được một Shop online bắt mắt và rất chuyên nghiệp.
Woocommerce: Là công cụ số một trong việc hỗ trợ biến một website bình thường thành một Shop bán hàng trực tuyến hiện nay. Hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng và bán hàng online hiệu quả với nó.
Dưới đây là ưu điểm nổi trội của WordPress và Woocommerce:
- Miễn phí: Bạn hoàn toàn không mất chi phí trong việc sở hữu chúng.
- Dễ dàng sử dụng: Bạn không cần biết về lập trình cũng có thể vận hành website của chính mình.
- Tài nguyên phong phú: Phát triển mạnh nhất hiện nay, wordpress có hàng triệu giao diện và plugin sẵn có để bạn sử dụng.
- …
Các bước tạo website với WordPress và Woocommerce
Như mình đã nói, việc tự tay xây dựng một website giờ đây hoàn toàn đơn giản và nhanh chóng.
Sau đây là các bước bạn hoàn toàn có thể làm được.
Bước 1: Mua hosting và domain (tên miền)
Có rất nhiều nhà cung cấp hosting và domain trên thế giới. Tuy nhiên, mình khuyến cáo bạn nên lựa chọn các dịch vụ có chi phí thấp để bắt đầu.
Rẻ nhất và chất lượng tương đối ổn chính là dịch vụ hosting của Godaddy. Mình đã có một bài viết hướng dẫn mua hosting từ Godaddy. Đặc biệt, bạn còn được miễn phí tên miền (giá mua là ~250k).
Chi tiết: Các bước mua hosting Godaddy, tặng miễn phí tên miền trị giá $10
Bước 2: Cài đặt trình dựng website WordPress trên hosting
Sau khi mua hosting và domain, thông thường chúng ta sẽ cần trỏ domain về hosting.
Tuy nhiên, đối với gói ưu đãi $12 của Godaddy thì bạn sẽ không cần thực hiện bước phức tạp này.
Bạn có thể tiến hành ngay việc cài đặt WordPress cho hosting của mình theo bài viết dưới đây:
Chi tiết: Cài đặt WordPress cho hosting Godaddy
Bước 3: Cài đặt Theme (giao diện) bán hàng cho website
Có rất nhiều theme bán hàng để bạn có thể bắt đầu. Bao gồm cả miễn phí và trả phí.
Một vài nhà cung cấp theme nổi tiếng thế giới mà bạn có thể lựa chọn như: Flatsome, Mythemeshop, ThemeForest, Themejunkie…
Tuy nhiên, để giúp mọi người sở hữu một Shop bán hàng online chuyên nghiệp. Mình vừa mới quyết định tặng đi một theme bản quyền từ Mythemeshop có giá trị $59.
Bạn có thể tải về miễn phí và sử dụng ngay.
Các bước cài đặt theme Ecommerce của Mythemeshop:
» Tại trang quản trị WordPress › click “Giao diện”.
» Click “Thêm mới”.
» Click “Tải giao diện lên”.
» Click “Chọn tệp”.
» Tìm và lựa chọn file theme › sau đó click “Open”.
» Click “Cài đặt”. Quá trình cài đặt diễn ra khoảng 1 phút. Bạn có thể pha 1 tách coffee để chúng ta tiến đến bước tiếp theo nhé. :))
» Quá trình cài đặt thành công, sẽ có một cửa sổ mới hiện ra, click “Kích hoạt” để kích hoạt theme.
» Sau khi kích hoạt theme thành công, sẽ có các plugin bắt buộc phải cài đặt. Chọn tất cả các plugin › click “Install” › click “Áp dụng”.
» Click “Return to Required Plugins Installer” để quay lại danh sách plugin đã cài đặt.
» Bạn cần kích hoạt các plugin đã cài đặt để có thể sử dụng chúng và hoàn tất quá trình cài đặt theme. Click “Plugin” › chọn “Active” › Click “Áp dụng”.
Đến đây bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt giao diện cho website. Tiếp theo chúng ta sẽ cần cài đặt plugin hỗ trợ bán hàng là Woocommerce.
Bước 4: Cài đặt plugin Woocommerce
Để giúp website của bạn thành một “cửa hàng trực tuyến” thì plugin Woocommerce là lựa chọn hoàn hảo mà bắt buộc bạn phải cài đặt.
Chi tiết: Các bước cài đặt plugin Woocommerce
Bước 5: Cài đặt plugin tăng tốc cho website
Để giúp website của bạn có tốc độ tải trang nhanh hơn, giúp cải thiện chất lượng người dùng trên cửa hàng. Một plugin đang hỗ trợ tốt cho việc này đó là “W3 total cache”.
Các bước cài đặt plugin này như sau:
» Tại trang quản trị WordPress › lựa chọn “Plugin”.
» Click “Cài mới”.
» Bạn dán từ khóa “W3 total cache” vào ô tìm kiếm › click “Cài đặt”.
» Sau khi cài đặt thành công, click “Kích hoạt” để hoàn thành quá trình cài đặt.
Việc cài đặt plugin W3 total cache, sẽ giúp tốc độ tải trang của bạn được cải thiện rõ rệt.
Bước 6: Thiết lập website bán hàng và đăng sản phẩm
Sau khi cài đặt thành công plugin Woocommerce, chúng ta sẽ tiến hành thêm sản phẩm cho website theo các hướng dẫn dưới đây:
» Tại giao diện quản trị WordPress, bạn kéo trỏ chuột vào “Sản phẩm” sau đó click “Thêm mới”.
» Các thông tin khi đăng sản phẩm.
Trong đó:
- Tên sản phẩm: Tên chi tiết sản phẩm của bạn.
- Giá sản phẩm: Bao gồm giá thường và giá khuyến mãi của sản phẩm.
- Thuộc tính sản phẩm: Các chính về thuộc tính của sản phẩm bạn kinh doanh.
- Mô tả về sản phẩm: Thông tin về sản phẩm như: chất liệu, kích thước, xuất xứ…
- Ảnh đại diện của sản phẩm: Ảnh hiển thị trên trang chủ website của bạn.
- Bộ sưu tập ảnh sản phẩm: Tập hợp các ảnh của sản phẩm, giúp khách hàng hình dung rõ về sản phẩm của bạn.
- Từ khóa sản phẩm: Giống như thẻ tag, để nhóm các sản phẩm cùng loại. Ví dụ Samsung galaxy Note 8, Note 9, galaxy tab A… sẽ có chung một từ khóa là “Samsung”.
- Lưu nháp: Tránh mất bài viết trong quá trình đăng sản phẩm do các vấn đề liên quan tới mất điện hoặc lỗi thao tác.
- Xem thử: Xem bài đăng trước khi publish.
- Đăng: Publish sản phẩm sau khi hoàn thiện.
Với những người trực tiếp tham gia vào việc bán hàng trên các trang TMĐT, cán mốc hàng đơn hàng mỗi ngày. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những kiến thức tuyệt vời.
1. Khóa học bán hàng trên Lazada từ A-Z
2. Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
» Sau khi đăng, thông tin sản phẩm sẽ có dạng như sau.
Tương tự, bạn sẽ tiếp tục đăng tiếp các sản phẩm của mình lên trang website.
Tạm kết
Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn tạo được một website bán hàng qua 6 bước đơn giản.
Hi vọng, bạn sẽ phần nào nắm được kỹ năng cơ bản trong việc tạo website bán hàng với Woocommerce và WordPress.
Nếu bạn đang quan tâm tới việc tạo website để bán hàng, tôi nghĩ bạn cần nâng cao kiến thức về quản trị website sau khi xây dựng chúng. Tôi có đề xuất tới bạn một vài kiến thức tôi đã trải nghiệm dưới đây.
1. Khóa học hướng dẫn sử dụng hosting cpanel và direct admin: Miễn phí
2. Thành thạo làm website wordpress chỉ trong 7 tiếng
3. Khóa học nâng cao, làm website bán hàng với wordpress
Cũng giống như rất nhiều người đã đánh giá sau khi học xong khóa học này, tôi tin chắc bạn sẽ hài lòng với những giá trị kiến thức sẽ nhận được.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực hiện, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận để nhận được sự giúp đỡ nhé.
chào bạn, mình đã down cái giao diện này về nhưng chẳng hiểu sao khi cài lên nó lại báo là dung lượng vượt quá, bạn có thể xem giúp mình đc không thanks!
Bạn đang hùng hosting bên nào? Dung lượng hosting là bao nhiêu?
Ngồi đọc bài biết rồi làm theo cuối cùng cũng xong. Cảm ơn đã chia sẻ bài viết
mình có thể tham khảo site bạn làm thành công được k , mình làm mãi không xong
Bạn cứ cài hết Plugins vào là ok hết mà.
https://bluekids.vn/
Add ơi, chi phí tầm trung để làm 1 webside bán quần áo là bao nhiêu?
Chi phí nếu bạn tự làm website bán hàng bằng wordpress thì không đáng mấy đâu bạn. Bạn chỉ mất khoảng 270k/năm đầu tiên thôi.
sao minh tao website khong duoc ban
Bạn bị lỗi bước nào khi tạo website bán hàng với wordpress vậy?
Không biết có ai bị không chứ cái theme ở trên nó bắt em connect account mythemeshop. Ai bị không chỉ em khác phục với.
Bạn vào mục Plugin => Plugin đã cài đặt => tắt plugin “MyThemeShop Connect” đi nhé.
sao không tắt được vậy ad ơi
Link dowload them die rồi ad ui 🙁
Mình đã update lại link, cảm ơn bạn đã phản hồi nhé!
Mình đã down giao diện của bạn về và cài hoàn chỉnh các bước, sau đó mythemshop báo cần kết nối với tài khoản để update phiên bản mới nhất. Mình phải làm gì tiếp theo?
Bạn tắt plugin: MyThemeShop Theme & Plugin Updater đi nhé
có nghĩa là vô hiệu hóa plugins đó à bạn?
Đúng rồi, bạn hãy vô hiệu hóa nó.
Cảm ơn bạn đã hỗ trợ rất nhiệt tình. Mình dùng PHP7.3 chắc vẫn tương thích với theme này bạn nhỉ?
Theme này phù hợp bạn nhé, bạn sử dụng bình thường 🙂